(¯¯»»»Diễñ Đàñ lớp A1 THPT Ñgọc LặÇ«««¯¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯¯»»»Diễñ Đàñ lớp A1 THPT Ñgọc LặÇ«««¯¯)


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
109 Số bài - 40%
27 Số bài - 10%
26 Số bài - 9%
26 Số bài - 9%
22 Số bài - 8%
21 Số bài - 8%
14 Số bài - 5%
12 Số bài - 4%
10 Số bài - 4%
7 Số bài - 3%
Similar topics
Bài Vi?t M?iĐ? vui & Tṛ hayTh?ng kê

Share|
Tiêu d?

Một vài kiến thức hóa học trong cuộc sống

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

no1ducsatthu
Admin

no1ducsatthu

Tổng số bài gửi : 109
Điểm : 179
Cám ơn : 0
Ngày ra nhập : 23/06/2009
Tuổi : 31
Đến từ : khỏi nói bạn bè ai chẳng bít :D
Tài nang c?a no1ducsatthu
H?ng: Admin
Level:109
Tài nang:/300

Bài gửiTiêu đề: Một vài kiến thức hóa học trong cuộc sống Một vài kiến thức hóa học trong cuộc sống EmptySat May 29, 2010 9:21 am

Một vài kiến thức hóa học trong cuộc sống

1.Hiện tượng gì xảy ra khi bị ong, muỗi, kiến đốt?


- Trong nọc một số côn trùng như kiến,ong, muỗi... hay ở một số lá ngứa, có chứa axit fomic HCOOH gây bỏng, rát, ngứa ( từ fomic có nghĩa là kiến). Ngoài ra trong nọc ong còn co HCl và H3PO4,histamin, cholin, tritophan...
Dân gian thường có kinh nghiệm là bôi vôi vào vết ong đốt để xảy ra phản ứng trung hòa giữa vôi và axit.

2. Tại sao khi muối dưa người ta thường dùng dưa già và để héo, cho thêm một ít nước dưa chua, thêm hành lá và một ít đường?

- Dưa già có hàm lựợng đường nhiều, nếu phơi héo, nước bay hơi, hàm lượng đường càng tăng, dưa càng mau chua.
-Người ta thường cho thêm một ít nước chua vì trong đó có nhiều men lactic là chất xúc tác sinh học giúp quá trình biến đổi đường thành axit lactic diễn ra nhanh hơn.
- Nếu muối dưa vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp, quá trình lên men không thuận lợi, thì việc cho thêm nước chua là cần thiết.
- Cho hành lá vào khi muối dưa có 2 tác dụng: làm dưa thêm thơm ngon và có tnh1 chất sát trùng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối rữa.
- Thêm đường cũng có tác dụng làm dưa mau chua.
Quá trình hóa học xảy ra chủ yếu là:
saccarozo ---> glucozo --->axitlactic


3.Tại sao khi nấu canh cá người ta thường cho thêm chất chua?

- Chất chua ( axit lactic trong dưa, mẻ, axit xitric trong chanh...) có tác dụng
tăng thêm hương vị cho món canh cá, đặc biệt làm khử mùi tanh của cá.
- Chất tanh của cá là hỗn hợp các amin : đimêtylamin (CH3)2NH và trimetylamin (CH3)3N, có tính bazơ yếu.
- Các chất chua là các axit hữu cơ, có phản ứng với amin tạo ra muối, làm giảm hoặc mất vị tanh của cá.
CH3COOH + (CH3)2NH---> CH3COOH2N(CH3)2

4. ý nghĩa hóa học của câu ca dao:
" lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng sấm động phất cờ mà lên"


- Khi có tia lửa điện chớp N2 và O2 trong không khí tác dụng với nhau:
N2 + O2 ---> NO
NO + O2 ---> NO2
- Khí NO2 tác dụng với nước mưa tạo HNO3 rơi xuống đất tác dụng với các chất kiềm trong đất tạo muối nitrat, muối nitrat là phân đạm làm cây cối tốt nhanh

5.Thuốc chuột là gì?
- Công thức thuốc chuột là Zn3P2, sau khi chuột ăn vào, Zn3P2 bị phân hủy nhanh chóng:
Zn3P2 + H2O ---> Zn(OH)2 + PH3
Lượng nước trong cơ thể chuột giảm nhanh chóng, khiến nó khát và đi tìm nước, PH3 sinh ra là chất độc giết chết chuột, vì vậy uống nước càng nhiều nó càng mau chết.





Ý nghĩa tên gọi của một số nguyên tố Hóa học


1. Vàng-Autum (Latinh): Bình minh vàng.
2. Bạc-Argentum (latinh): Sáng bóng.
3. Thiếc-Stanum (Latinh): dễ nóng chảy.
4. Thuỷ ngân:
-Hydragyrum (Latinh): Nước bạc.
-Mercury (Angloxacxong cổ) .
-Mercure (Pháp) .
5. Chì-Plumbum: nặng.
6. Stibi:
-Stibium (Latinh): Dấu vết để lại.
-Antimoine (Pháp): Phản lại,thầy tu.
7. Kẽm:
-Seng (Ba tư): Đá.
-Zinke (Đức): Đá.
8. Asen:
-Zarnick (Ba tư): Màu vàng.
-Arsenikos (Hi Lạp): Giống đực.
9. Hiđro - Hidrogen (Latinh): Sinh ra nước.
10. Oxi-Oxigen,Oksysgen (Latinh): Sinh ra axit.
11. Brom-Bromos (Latinh): Hôi thối.
12. Argon-Aergon (Latinh): Không phản ứng.
13. Radium-Radi,Radon: Tia.
14. Iot-Ioeides-Màu tím.
15. Iridi-Iris: cầu vồng.
16. Xesi-Cerius: Màu xanh da trời.
17. Tali-Thallos: Xanh lục.
18. Nito:
-Azot (Hi Lạp): Không duy trì sự sống.
-Nitrogenium: Sinh ra diêm tiêu.
19. Heli: Trời.
20. Telu: Đất.
21. Selen: Mặt trăng.
22. Xeri-Cerium: Sao Thần Nông.
23. Urani: Sao Thiên Vương.
24. Neptuni: Sao Hải Vương.
25. Plutoni: Sao Diêm Vương.
26. Vanadi: Nữ thần Vândis của Scandinavia.
27. Titan: Tên thần Titan.
28. Ruteni- (Latinh): Tên cổ nước Nga.
29. Gali- (Latinh): Tên cổ nước Pháp.
30. Gecmani-Germany: Tên nước Đức.
31. Curi: Tên nhà nữ bác học Marie Curie.
32. Mendelevi: Tên nhà bác học Mendelev.
33. Nobeli: Tên nhà bác học Anfred Nobel.
34. Fecmi: Tên nhà bác học Fermi.
35. Lorenxi: Tên nhà bác học Lorentz.
36. Lantan- (Hi Lạp): Sống ẩn náu.
37. Neodim- (Hi Lạp): Anh em sinh đôi của Lantan.
38. Prazeodim- (Hi Lạp): Anh em sinh đôi xanh

1. Atatin:
-Astatum (La tinh) .
-Astatos (Hy Lạp): Không bền.
2. Bitmut:
-Bismuthum (La tinh) .
- (Tiếng Đức cổ): Khối trắng.
3. Bo:
-Borum (La tinh) .
-Burac (Ả rập): Borac.
4. Cađimi:
-Cadmium (La tinh) .
-Cadmia (Hy Lạp cổ): Các quặng kẽm và kẽm oxit.
5. Caxi:
-Calcium (La tinh) .
-Calo: Đá vôi,đá phấn.
6. Clo:
-Chlorum (La tinh) .
-Chloas (Hy lạp): Vàng lục.
7. Coban:
-Coballum (La tinh) .
-Cobon: Tên từ tên của bọn quỷ Cobon xão quyệt trong các truyện thần thoại.
8. Crom-Croma (Hy Lạp): Màu.
9. Flo-Fluoros (Hy Lạp): Sự phá hoại,sự tiêu diệt.
10. Hafini-Hafnin: Tên thủ đô cũ của Đan Mạch.
11. Iot-Ioeides (Hy Lạp cổ): Tím.
12. Kali-Alkali (Ả rập): Tro.
13. Platin (Tây ban nha): Trắng bạc.
14. Rođi-Rodon (Hy Lạp): Hồng.
15. Iridi-Irioeides (Hy Lạp): Ngũ sắc.
16. Osimi-Osmi (Hy Lạp): Mùi.
17. Palađi (Hy Lạp): Thiên văn.
18. Ruteni (La Tinh): Tên nước Nga.
19. Argon (Hy Lạp cổ): Không hoạt động.
20. Reni-Rhin: Tên sông Ranh (Rhin) .
21. Rubiđi-Rubidis: Đỏ thẫm.
22. Scandi: Tên vùng Scandinavia.
23. Silic-Silix: Đá lửa.
24. Stronti-Stronxien (Hy Lạp): Tên làng Strontian ở Scotland.
25. Tali-Thallos: Nhánh cây màu lục.
26. Tantali-Tantale: Tên một nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp là hoàng đé Tântle.
27. Tecnexi-Technetos (Hy Lạp): Nhân tạo.
28. Kripton: Ẩn.
29. Neon: Mới.
30. Xenon: Da.
31. Rađon: Lấy từ tên gọi Rađi (Rađon là sản phẩm phân rã phóng xạ của Rađi) .
32. Liti-Lithos (Hy Lạp): Đá.
33. Molipđen-Molindos: Tên của Chì.
34. Amerixi: Tên châu Mỹ.
35. Beckeli: Tên thành phố Beckeli ở bang Califocnia ở Mỹ.
36. Kursatovi: Tên của nhà bác học I. V. Kursatop.
37. Jolioti: Tên của nhà bác học I. Joliot Curie.
38. Ninbori: Tên của nhà bác học Niels Bohr.
39. Gani: Tên của nhà phát minh ra hiện tượng phân rã của Uran là O. Hanh.
40. Prometi-Prometei: Tên của thần Promete trong thần thoại Hi Lạp.
41. Niken-Nick: Tên của con quỷ lùn lão Nick trong trong những truyền thuyết của thợ mỏ.
42. Niobi-Nioba: Tên con gái của hoàng đế Tantal trong truyện thần thoại đã bị Zeus kết án suốt đời phải chịu sự hành hạ.
43. Rađi-Radius: Tia.
44. Thori-Thor: Tên thần Thor trong truyện cổ ở Scandinavia.
45. Titan: Tên những người khổng lồ con cái của thần Uran và nữ thần Hea.
46. Vanađi-Vanadis: Tên nữ thấn sắc đẹp trong thần thoại cổ Scandinavia.
47. Xezi-Cesius (La Tinh): Xanh da trời.
48. Einsteinum: Tên nhà bác học Albert Einstein

Hăy c?m on bài vi?t c?a no1ducsatthu b?ng cách b?m vào"" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://a1inmyheart.forum-viet.net

Tiêud?

Một vài kiến thức hóa học trong cuộc sống

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯¯»»»Diễñ Đàñ lớp A1 THPT Ñgọc LặÇ«««¯¯) :: Bài Tập Và Tin tức học tập :: Góc Vui Học-

Sử Dụng Một số mã nguồn
Copyright © 2011, by DST
BQT không chịu trách nghiệm cho thành viên :D.
Một vài kiến thức hóa học trong cuộc sống Một Bức Ảnh Ở Đây Tạm Thời Chưa Có ...
New Page 1
closeCố Gắng Tạo Lại Diễn Đàn Nào
Haiz Tạo forum đâu có dễHaiz..................
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất